Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân chủ là cái quý báu nhất, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Dân chủ thể hiện trong mọi hoạt động, lề lối làm việc và sinh hoạt.” Có thể nói, dân chủ là bản chất của chế độ nhà nước ta. Đảng và nhà nước luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của các mạng.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác, thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước trường Tiểu học Ngô Gia Tự đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ tại cơ sở. Việc thực hiện quy chế dân chủ tại nhà trường theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có hiệu quả đã góp phần phát huy quyền làm chủ của mỗi cán bộ giáo viên và nâng cao trách nhiệm của đồng chí hiệu trưởng nhà trường.
Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ còn góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống năng lực, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu phất triển của ngành giáo dục.
Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác dân chủ mà phòng ngừa chống các hành vi quan liêu, phiền hà đối với phụ huynh học sinh.
Thực hiện tốt phương châm “ dân biết”, Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nhằm giúp giáo viên, phụ huynh học sinh có quyền được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và trung thực. Nhờ biết đầy đủ các nội quy, quy định mà mỗi cán bộ giáo viên, mỗi phụ huynh và học sinh đều biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình.Từ cơ sở “ biết “ các nội quy, quy định của ngành thì mới có thể bàn hay kiểm tra. Việc tuyên truyền phổ biến cung cấp thông tin tới giáo viên, phụ huynh qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua cổng thông tin điện tử, qua bảng tin công khai, hay qua các buổi họp giao ban, họp cha mẹ phụ huynh hay nội dung tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ…. Có thể nói, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà cán bộ giáo viên, phụ huynh biết rõ quyền lợi của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Từ việc “ dân biết” đến việc “ dân bàn” trong nhà trường mới thấy vai trò quan trọng của dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường. Những kế hoạch, nhiệm vụ công tác theo năm học, theo học kì, hay hàng tháng, dựa vào hướng dẫn chung của cấp trên mà Ban giám hiệu cùng với tập thể nhà trường xây dựng. Mỗi cán bộ giáo viên tham gia đóng góp ý kiến, bàn những biện pháp, những giải pháp cụ thể để các kế hoạch đi vào hoạt động một cách dễ dàng hơn. Các hình thức giáo viên tham gia ý kiến Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng công đoàn góp ý với đồng chí hiệu trưởng nhà trường. Có thể bàn bạc, đóng góp ý kiến thông qua Hội nghị viên chức hay cán bộ giáo viên được tham gia ý kiến thông qua phiếu hỏi ý kiến…Việc đồng chí hiệu trưởng bố trí lịch tiếp dân hàng tuần và luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp, ý kiển phản ánh của phụ huynh thông qua ba hình thức tham gia ý kiến cho thấy vai trò của quy chế dân chủ trong trường học có vai trò to lớn.
Một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện dân chủ đó là dân làm. Từ việc dân biết đến việc dân được bàn nên việc“ Dân làm”trong nhà trường diễn ra một cách thuận lợi dễ dàng. “Dân” chính là mỗi cán bộ giáo viên, là chủ thể trực tiếp làm công tác giảng dạy. Việc dân làm trong nhà trường có đặc thù khác với các ngành nghề khác là việc làm thông qua các cuộc thi đua, các cuộc vận động nên hiệu quả công việc luôn đạt kết quả cao. Từ việc truyền thụ kiến thức cho học sinh đến việc chăm sóc dạy dỗ các em mỗi cán bộ giáo viên luôn thực hiện theo hoạt động của “cuộc vận động dân chủ, tình thương và trách nhiệm”. Trong cuộc vận động ấy dân chủ được đưa lên hàng đầu mới thấy rõ vai trò của dân chủ trong nhà trường .
Một việc làm mang tính dân chủ cao trong nhà trường đó là “ dân kiểm tra” . Cán bộ giáo viên có quyền kiểm tra, thanh tra các hoạt động của nhà trường thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra của nhà trường giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, lắng nghe các ý kiến phản ánh của cán bộ giáo viên, kịp thời đưa những góp ý, tham gia ý kiến của giáo viên tới đồng chí hiệu trưởng. Những ý kiến đóng góp luôn được đồng chí hiệu trưởng giải quyết nhanh gọn, hợp tình đúng quy định.
Có thể nói, việc thực hiện quy chế dân chủ ở trường Tiểu học Ngô Gia Tự là một quy trình kép kín từ dân biết đến dân làm, dân kiểm tra. Những việc làm ấy có mối liên hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau nhằm xây dựng một nhà trường văn hóa, một tập thể giáo viên đoàn kết và là một địa chỉ tin cậy để phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình.