Đi trên con đường Ngô Gia Tự-Long Biên, rẽ vào con ngõ nhỏ, ta có thể thấy ngay bóng dáng ngôi làng Ô Cách- làng nghề xe đay truyền thống .
Làng Ô Cách tương truyền được thành lập vào cuối thời Trần( TK XIII- XIV), cư dân chuyên làm nghề xe đay. Khởi đầu bà con nơi đây chỉ bện dây chuỗi bằng tay để làm ra các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như dây kéo cày, kéo bừa, dây để kéo tời trong xây dựng hay dây để xâu tiền thành xâu, thành quan. Nguyên liệu làm chủ yếu là vỏ cây đay. Các công đoạn đều làm bằng tay, từ tách bóc chế biến nguyên liệu cho đến khâu xe bện sợi.
Trước nhu cầu cung cấp cho thị trường ngày càng nhiều sản phẩm, những người thợ thủ công đã chú ý đến cải tiến quy trình sản xuất, họ đã chế biến máy quay tay bằng gỗ, đưa năng suất tăng gấp nhiều lần so với trước kia. Trải qua thời gian, chiếc quay tay bằng gỗ lại được thay thế bằng máy quay bằng sắt như ngày nay.
Gia đình bà Diên - Một nhà nghề lâu đời.
Sản phẩm làng đay Ô Cách không chỉ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân mà còn góp phần đáng kể trên chiến trường chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những loại dây thừng to đã được dùng để kéo xe, kéo pháo, kéo tàu thuyền, làm tời cho những đoàn quân vượt đèo, vượt thác và chuyển tải hậu cần qua sông, qua suối. Không chỉ có thế, những người thợ thủ công Ô Cách còn khéo léo xe được những sợi dây chỉ với đường kính 1,5mm dùng để làm dây cháy mìn và bộc phá rất hiệu nghiệm. Dây đay Ô Cách khi đó còn được