Thực hiện Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành KH số 273/KH-BCĐ TƯ VSATTP ngày 13 tháng 03 năm 2017 về việc triển khai “Tháng hành động về an toàn thực phẩm” năm 2017.
Để hưởng ứng tháng hành động về “Vệ sinh an toàn thực phẩm” trường học năm 2016 – 2017, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh.
Ngộ độc thực phẩm hay được gọi là ngộ độc thức ăn: là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc do ăn hay uống phải những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, hoặc thức ăn biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
- Triệu Chứng :
Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc khoảng 4 – 6h. có thể sau một ngày bao gồm:
+ Đau bụng quằn quại, dữ dội, đầy bụng, nôn , buồn nôn, ỉa lỏng nhiều lần trong ngày và phân có nhiều nước. Đây là triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất
+ Có thể sốt hoặc không , huyết áp tụt, có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
- Cách phòng bệnh:
Thực hiện theo nguyên tăc ăn chín uống sôi , ăn thức ăn mới được chế biến và thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh cần phải được đun lại trước khi ăn. Chỉ được ăn các loại rau củ đã được rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 15p. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Và không nên ăn các thức ăn ôi thiu, không tự ý mua quà vặt ngoài cổng trường hay sử dụng các đồ ăn thức uống mà trên vỏ không có nguồn gốc sản xuất hoặc đã quá hạn sử dụng…. Và khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.