Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới, tình hình bệnh dịch cúm A ( H7N9) tại trung Quốc hiện nay đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh thành phố với số ca mắc bệnh tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%) trong đó tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có giao lưu thương mại, du lịch nhiều với nước ta. Riêng trong 2 tháng qua đã ghi nhận hơn 340 trường hợp mắc tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013. Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm nhiễm bệnh; hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Cục Y tế dự phòng ( Bộ y tế ) cho biết đến nay Việt Nam chưa ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7 N9) trên người. Tuy nhiên nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch với Trung Quốc, về việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát triệt để nên Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ xâm nhập viruts cúm A ( H7N9) từ vùng có dịch.
Để phòng tránh cúm A H7N9 cho người, đề nghị cá nhân và cộng đồng cùng thực hiện các biện pháp sau:
- Không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dại.
- Vệ sinh nhà ở, trường lớp thông thoáng sạch sẽ.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm, hạn chế tiếp xúc với gia cầm bệnh và chết
- Nếu có hiện tượng gia cầm bị bệnh chết hàng cần khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để hướng dẫn xử lý không để mầm bệnh lây lan ra cộng đồng
- Không mua gia cầm và thịt gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, không giết thịt, ăn thịt gia cầm bệnh, không ăn tiết canh, ăn thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ
- Người từ khu vực có bệnh cúm A(H7N9) trở về cần phải khai báo với cơ quan y tế điạ phương để áp dụng các biện pháp phòng bệnh và được theo dõi tình trạng sức khỏe
- Khi có các biểu hiện như cúm, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị…